Tháng 8/2009, tiêu thụ thép đã có mức tăng trưởng rất mạnh. Trong đó mảng thép xây dựng có mức tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung bình một tháng trong điều kiện bình thường thép xây dựng có thể tiêu thụ được khoảng 350 nghìn tấn. Tuy nhiên, trong tháng 8, vào thời điểm mùa mưa chuẩn bị bắt đầu cũng như là tháng 7 âm lịch, mức tiêu thụ đã bất ngờ tăng lên 401 nghìn tấn.
Đối với sản phẩm ống thép và tôn mạ, mức tiêu thụ của tháng 8 cũng cao hơn mức tiêu thụ trung bình từng tháng từ đầu năm tới nay.
Theo CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), nguyên nhân của tiêu thụ tăng mạnh nhờ
- hưởng lợi từ gói kích cầu các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng được khởi động trở lại;
- hoạt động xây dựng của khu vực dân doanh sôi động
- giá thép tăng nhẹ kề từ tháng 5 cho tới nay cũng là một yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn.
Đến hết tháng 8/2009, thép xây dựng đã tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. SSI cho rằng vào các tháng cuối năm 2009 giải ngân xây dựng tốt hơn nên tiêu thụ thép, đặc biệt là thép xây dựng tiếp tục có cơ hội tăng trưởng tốt. Sang năm 2010, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự đoán mức tăng trưởng của toàn ngành sẽ ở mức 10-12%.
Cập nhật một số công ty niêm yết
Hòa Phát (HPG): Hòa Phát là một doanh nghiệp đầu ngành về thép xây dựng với tổng sản lượng tối đa có thể đạt 300 nghìn tấn/năm (thị phần 8.5%) và ống thép với tổng sản lượng tối đa khoảng 100 nghìn tấn/năm (thị phần khoảng 14%) với thị trường hoạt động chủ yếu ở miền Bắc.
Hòa Phát vừa đầu tư dự án sản xuất thép xây dựng từ quặng với tổng công suất tăng thêm là 350 nghìn tấn sẽ đưa vào hoạt động từ cuối 2009.
Ước tính lợi nhuận sau thuế 2009 Hòa Phát sẽ đạt khoảng 1.096 tỷ VND, P/E 2009 khoảng 13. Cổ tức 2009 của Hòa Phát hiện tại là 30% trong đó Hội đồng quản trị chưa quyết định hoàn toàn là trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu.
Công ty là nhà sản xuất thép tấm từ thép cuộn cán nóng HRC (miễn thuế nhập khẩu) trong khi sản phẩm tiếp theo là thép cuộn cán nguội CRC thì chịu 8% thuế nhập khẩu cho sản phẩm từ ASEAN và 12% sản phẩm từ các nước khác.
Mỗi tháng trung bình sản lượng tiêu thụ của HSG khoảng 18 nghìn tấn với sản phẩm chủ yếu phục vụ mục đích xây dựng (lợp mái) và đồ dùng dân dụng (ấm nước, đồ gia dụng inox-thép, tôn lạnh cách nhiệt), công trình giao thông.
Hệ thống bán lẻ của HSG rất mạnh: Hoa Sen tiến hành sản xuất sau đó bán lại với giá vốn cho hệ thống 81 chi nhánh bán lẻ chỉ phân phối duy nhất sản phẩm của công ty (điều này giúp HSG có lợi nhuận biên tốt tuy nhiên sẽ tạo áp lực lên quản lý dòng tiền do thời gian tồn kho kéo rất dài). Dự kiến, hệ thống này mở rộng từ 81 lên 150-200 chi nhánh trong các năm tới. Đa số các chi nhánh bán lẻ đều là sở hữu đất của HSG với giá trị mua thấp.
Kế hoạch LNST 2009-2010 là 433 tỷ tương đương với 36tỷ/tháng (hiện nay trong quý 3/2009 LNST đang ở mức trên 60 tỷ/tháng). Kế hoạch này dựa trên: lượng hàng tồn kho giá thấp đủ dùng trong vòng 8-9 tháng tới, tăng sản lượng tiêu thụ từ các chi nhánh hiện tại và chi nhánh mới, sản lượng của nhà máy mới bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2009. SSI cho rằng kế hoạch lợi nhuận sau thuế và EPS của năm tới trên 7200VND có độ khả thi cao.
Hữu Liên Á Châu (HLA): Chủng loại sản phẩm chính của HLA là ống thép và là nhà cung cấp ống thép lớn hàng đầu với công suất khoảng 7 nghìn tấn/tháng, cạnh tranh với Hoà Phát và ống thép Việt Đức (VGS).
HLA đang đầu tư xây dựng nhà máy mới để tăng công suất lên 10 nghìn tấn/tháng, lập 1 công ty con về nội thất xuất khẩu (51% thuộc sở hữu của HLA) và công ty Minh Hữu Liên đầu tư phụ trách việc xây dựng nhà máy mới và phát triển khu đất 7ha mà nhà máy cũ di dời đi.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/9, cổ phiếu HPG và HLA giảm nhẹ 500 đồng và 100 đồng. Trong khi đó, HSG tăng 500 đồng lên 62.500 đồng.
Biến động giá của các CP ngành thép trong vòng 3 tháng qua :
So sánh sức mạnh của các cp :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét